Áp xe là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Khi bị áp xe người bệnh rất hoang mang và lo lắng bởi không biết nó có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Cách hỗ trợ điều trị ra sao? Để hiểu giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này bạn có thể tham khảo bài viết sau
Áp xe là bị bệnh gì?
Áp xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể với vùng da bao quanh từ hồng đến đỏ đậm. Bệnh này rất dễ nhận biết bởi khi ấn vào vùng da đó sẽ bị đau, ở vị trí trung tâm vùng da đó chứa rất nhiều mủ.
Triệu chứng của bệnh Áp xe
Biểu hiện lâm sàng của áp xe khá đặc hiệu, bao gồm:
- Áp xe nông dưới da: quan sát thấy một khối phồng dưới da sưng nề vùng xung quanh, sờ vào có cảm giác nóng, đau,lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Nó giống như 1 cái mụn to khi phát triển bạn có thể nhìn thấy đầu mủ nhọt và sau này tự vỡ ra.
- Áp xe bên trong cơ thể: Người bệnh sẽ có những triệu chứng sau như toàn thân sốt cao, rét run,ớn lạnh, môi khô,lưỡi bẩn, mệt mỏi, hốc hác.
Nguyên nhân gây bệnh áp xe
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính trực tiếp gây ra áp xe. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân sau:
- Do bị tắc nghẽn các tuyến dầu, tuyến mồ hôi, các viêm nang lông làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào và phát triển.
- Người có hệ miễn dịch kém: Khi diễn ra quá trình hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ,chứa nhiều vi khuẩn và các bạch cầu gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống.
Bệnh áp xe có nguy hiểm không?
Bất cứ bệnh nào cũng nguy hiểm nếu không xác định được mức độ của bệnh và gặp bác sỹ để chẩn đoán. Áp xe xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau nên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Tuy nhiên khi gặp phải các triệu chứng của bệnh bạn nên đi khám sớm để nhận được phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sỹ, tránh chủ quan để đến khi bị nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị bệnh áp xe
- Tuyệt đối không được chạm tay vào vùng bị áp xe: Bạn cố gắng không nên sờ, nặn áp xe bởi hành động này dễ làm vi khuẩn lây lan, gây viêm nhiễm và nhiễm trùng nặng hơn.
- Dùng bông hoặc giấy mềm thấm sạch mủ hoặc dịch từ áp xe rỉ ra.
- Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc vết áp xe để tránh lây lan.
- Bổ sung các chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh
Theo dõi và đến ngay cơ sở y tế nếu tình trạng áp xe trở lên nặng hơn và gặp phải những dấu hiệu sau:
- Da đỏ hơn và đau hơn
- Có các vệt đỏ tỏa ra từ ổ áp xe và vùng xung quanh hướng về tim
- Vết áp xe và vùng da xung quanh rất ấm hoặc nóng khi sờ vào
- Nhiều mủ hoặc dịch từ áp xe chảy ra
- Sốt nóng, sốt rét, buồn nôn hoặc đau nhức cơ.
Áp xe là bệnh phổ biến dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Hy vọng chia sẻ trên của tôi giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về nguyên nhân và cách hỗ trợ điều trị của bệnh.