Bệnh trào ngược dạ dày là gì? có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách trị

Bệnh trào ngược dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, bệnh khiến cho người mắc phải luôn trong trạng thái khó chịu, không tiếp nhận được nguồn thức ăn. Đây không phải là bệnh khó chữa tuy nhiên nếu chủ quan không chữa trị sớm sẽ để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Bài viết này 1phut30giay sẽ chia sẻ các kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày là gì? có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách trị, để các bạn hiểu đúng và chữa trị bệnh kịp thời
Bệnh trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm hiểm không?
Theo các bác sỹ cho biết thì bệnh trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày bao gồm acid HCL, pepsin, dịch mật, thức ăn… bị trào lên vùng thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược TP HCM) cho biết, ở tâm vị của dạ dày có cơ vòng, nó đóng vai trò như một van kín để giúp các chất chứa trong dạ dày không bị trào ngược lên trên. Khi các yếu tố bảo vệ không “chống chọi” được với các yếu tố tấn công (acid dịch vị cao, bệnh lý dạ dày, áp lực dạ dày…) thì trào ngược dạ dày sẽ xảy ra.
Đây là tình trạng mạn tính nguy hiểm, nếu chủ quan không sớm điều trị có thể gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng khó lường, nguy hiểm đến sức khoẻ người bệnh.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào người dạ dày
Bệnh trào ngược dà dày trong một số trường hợp sẽ không có những biểu hiện rõ ràng để nhận biết, tuy nhiên đa số trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng liền khi mắc bệnh. Vậy nên khi bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây thì nên đến cơ sở y tế khám ngay để phát hiện sớm bệnh trào ngược dạ dày và có phác đồ chữa trị kịp thời:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Khi dịch vị dạ dày trào lên thực quản, người bệnh sẽ thấy nóng rát vùng thượng vị và cổ họng từ đó sẽ sinh ra ợ. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm. Đây cũng là triệu chứng rõ nét nhất để nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
- Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể nôn ngay sau khi ăn.
- Khó nuốt: Khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thì thức ăn sẽ đẩy lên và đọng lại vùng phía sau xương ức gây ra tình trạng đau khi nuốt.
- Đau tức ngực: Trên bề mặt niêm mạc thực quản có nhiều dây thần kinh, khi acid dạ dày trào ngược, các dây thần kinh sẽ bị kích thích, co giãn gây tức ngực. Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay.
- Miệng đắng: Trong dịch vị dạ dày thường có lẫn rất nhiều dịch mật, nên bạn sẽ bị cảm giác đắng miệng sau cơn trào ngược dạ dày.
- Một số dấu hiệu khác hiếm gặp như: Luôn thấy khó thở, phân màu đen hoặc có dính máu (do xuất huyết thực quản hoặc dạ dày), đau bụng dai dẳng (do loét hoặc chảy máu dạ dày), giảm cân đột ngột khó kiểm soát
Trên đây là những dấu hiệu dễ nhận biết ở người lớn, tuy nhiên trẻ em cũng dễ mắc phải bệnh này và rất khó nhận biết vì triệu chứng xuất hiện khác nhau.
Một số triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em:
- Có thể gây nôn mửa nhiều lần, khạc ra dễ dàng, ho và các vấn đề về hô hấp khác, chẳng hạn như thở khò khè.
- Khóc quấy, không chịu ăn, khóc vì thức ăn và sau đó rút bình sữa hoặc vú chỉ để khóc một lần nữa, không tăng cân đầy đủ, hôi miệng và ợ hơi cũng rất phổ biến.
Lưu ý: Trẻ em có thể có một hoặc nhiều triệu chứng cùng lúc; và không có triệu chứng nào là phổ biến ở tất cả trẻ em. Vì vậy chúng ta cũng cần cẩn trọng theo dõi con em mình khi gặp những triệu chứng trên
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày do nhiều vấn đề từ thực quản, dạ dày tạo nên… Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày mà bạn cần lưu ý để phòng tránh:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit (cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán hoặc rượu bia… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược. Thành phần hóa học có trong những loại thực phẩm này sẽ phá vỡ màng bảo vệ trong dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra trào ngược
- Căng thẳng, áp lực, stress: Stress làm tăng tiết cortisol, làm tăng axit trong dạ dày, và trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này kéo dài kích thích dịch vị tiết ra nhiều acid, gây hiện tạo trào ngược thực quản
- Hệ lụy nặng nề do lạm dụng thuốc Tây: một số thuốc tân dược có chứa chất giảm đau như naproxen, ibuprofen. Đây là 2 hoạt chất chính có khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày nếu sử dụng thường xuyên.
- Biến chứng từ một số bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, phù nề dạ dày…
Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày như:
- Thoát vị tạm thời, làm tăng khả năng gây trào ngược do các yếu tố cơ học và vận động.
- Béo phì: tăng chỉ số khối cơ thể có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Hội chứng Zollinger-Ellison , có thể gây tăng độ axit dạ dày do quá trình sản xuất gastrin.
- Canxi trong máu cao, có thể làm tăng gastrin, dẫn đến tăng axit.
- Xơ cứng bì và xơ cứng hệ thống có thể làm rối loạn chức năng thực quản.
- Bệnh nội tạng hoặc Hội chứng Glénard, làm xáo trộn và khả năng di chuyển của axít dạ dày.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
- Viêm đường hô hấp: Khi acid trào ngược lên đường hô hấp trên, chúng sẽ gây ra các tình trạng xấu về hệ hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…
- Ung thư thực quản: Là bệnh lý nguy hiểm và khó chữa
- Viêm thực quản: Bệnh thường gặp ở những người bị trào ngược acid dạ dày trong một thời gian dài
- Barrett thực quản: Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa acid dạ dày và thực quản có thể khiến cho các tế bào lớp lót ở vùng thấp bị biến đổi màu sắc.
- Chit hẹp thực quản: Đây là biến chứng rất thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Một số cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày
Đối với bệnh này bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tin và lên phác đồ điều trị bệnh sớm, ngoài ra bạn có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh theo ý kiến của bác sỹ. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo thêm:
Sử dụng thuốc Tây Y: Một số loại thuốc Tây Y có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên cần hạn chế lạm dụng thuốc để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Một số nhóm thuốc phổ biến chữa trị bệnh như:
● Thuốc ức chế bơm proton và kháng histamin H2: Ức chế tiết acid dịch vị dạ dày.
● Thuốc bảo vệ dạ dày: Giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
● Thuốc làm rỗng dạ dày: Tăng tốc độ đưa thức ăn xuống ruột.
Sử dụng thuốc nam: Các bài thuốc nam cũng rất được yêu thích sử dụng để chữa bệnh vì tính an toàn và hiệu qủa đem lại. Ưu điểm của các bài thuốc nam là thành phần thiên nhiên.
● Dừa + tinh bột nghệ: Chọc 1 lỗ đủ lớn trên quả dừa tươi, sau đó đun trên bếp củi trong 15p, chắt lấy nước rồi pha tinh bột nghệ uống.
● Lá tía tô: Hãm lá tía tô khô hoặc tươi với nước nóng và uống như trà hàng ngày.
● Lá mơ lông: Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông, sau đó giã nát và chắt nước uống.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm. Nếu có những dấu hiệu của bệnh cần sớm thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh để lại biến chứng nguy hiểm về sau.