Blog

Insulin là gì? tầm quan trọng của insulin với cơ thể con người

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã ít nhất 1 lần nghe qua về hợp chất insulin, đặc biệt là những người mắc phải bệnh tiểu đường.Vậy insulin là gì, tầm quan trọng của insulin với cơ thể và sử dụng insulin như thế nào là hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Insulin là gì?

Hormone Insulin (Công thức hóa học: C257H383N65O77S6; Trọng lượng phân tử: 5801) là một loại hormone được các “tế bào đảo tụy” của tuyến tụy tiết ra. Hormone này có tác dụng chuyển hóa carbohydrate tồn tại trong cơ thể.

Tầm quan trọng của insulin với cơ thể con người

Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn mức bình thường, insulin sẽ giúp cơ thể bạn dự trữ đường ở gan và giải phóng đường khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể bạn cần nhiều đường, như khoảng thời gian giữa các bữa ăn hoặc khi bạn tập thể dục. Do đó, insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường.

Insulin là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do nồng độ glucose trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ chuyển hóa liên tục và đưa một lượng glucose dư thừa vào máu gây ra bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng insulin

Tiêm insulin đúng thời điểm là cần thiết

Tùy thuộc vào dạng insulin là tác dụng nhanh, trung bình, kéo dài hay insulin mix (hỗn hợp) mà thời gian tiêm phải theo chỉ định của bác sĩ và khuyến cáo của nhà sản xuất, có thể là trước ăn hoặc sau ăn.

Tác dụng làm kích ứng da khi tiêm insulin

Khi tiêm insulin nó có thể gây mẫn đỏ, sưng hoặc ngứa. Các triệu chứng này có thể xuất hiện và biến mất trong vài ngày nhưng nếu chúng xảy ra thường xuyên và nặng hơn bạn cần trao đổi lại với bác sỹ để có hướng xử lý phù hợp.

Thay đổi vị trí tiêm insulin thường xuyên

Insulin được khuyến cáo nên tiêm dưới da ở vùng bụng, đùi, bắp tay, bắp chân… Tuy nhiên bạn không nên tiêm insulin chỉ tại một vị trí nào đó vì nó có thể gây u cục và biến chứng loạn dưỡng mỡ tại nơi tiêm. Chính vì vậy, bạn cần thay đổi vị trí tiêm insulin thường xuyên.

Theo dõi nồng độ glucose thường xuyên khi tiêm insulin

Hoạt động thể chất và các loại thức ăn bạn sử dụng trong ngày không phải bao giờ cũng giống nhau vì vậy giá trị đường huyết của bạn sẽ thay đổi theo từng ngày giờ. Lúc này, việc kiểm soát giá trị đường huyết thường xuyên là rất quan trọng vì chúng sẽ giúp xác định chính xác liều insulin mà bạn cần.

Giảm đau tại nơi tiêm insulin

Để giảm đau khi tiêm insulin, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên tiêm insulin ở nhiệt độ phòng
  • Thư giãn trước khi tiêm bằng cách xoa bóp nhẹ
  • Đảm bảo đuổi hết bọt khí trước khi tiêm
  • Tiêm góc 90° hoặc 45°, có thể kéo nhẹ da ở vùng tiêm.
  • Đâm kim nhanh chóng qua da
  • Đợi 10s trước khi rút mũi tiêm, rút dứt khoát để tránh insulin bị trào ngược ra ngoài

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc đủ kiến thức cơ bản về insulin và vận dụng vào cuộc sống.

Source
https://vi.wikipedia.org/wiki/Insulin
Back to top button
Close
Close