Uống nước mía có tốt không?

Trời hè nóng bức mà uống một ly nước mía và thì thật là tươi mát và sảng khoái. Với giá thành rẻ mà chất lượng lại cực ngon, nước mía trở thành thức uống yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên việc uống nước mía nhiều và không đúng cách sẽ gây ra những vấn đề trở ngại đến sức khỏe mà chúng ta không lường trước được. Bài viết hôm nay 1phut30giay sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về việc thực sự uống nước mía có tốt không? Cùng tham khảo bài viết để có được những thông tin hữu ích nhé.
Xem thêm: Đắp sữa chua không đường hàng ngày có tốt không?
Những lợi ích tuyệt vời của việc uống nước mía
Nước mía không chỉ là một loại thức uống giải khát thường ngày dành cho mọi người mà nó còn được xem là một loại thức uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích bất ngờ mà bạn có thể chưa biết về nước mía:
- Chống mệt mỏi: Lượng đường glucose dồi dào trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng để cơ thể bớt mệt mỏi trước sự tấn công của nắng nóng. Do đó, thay vì uống nước tăng lực, bạn nên chọn nước mía ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường: Mặc dù có vị ngọt do lượng đường cao, nhưng nước mía lại có ích cho những người bị tiểu đường bởi vì chúng chứa lượng đường tự nhiên có chỉ số Glycemic thấp (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm)
- Giúp chữa bệnh vàng da: Nước mía được coi là một loại sản phẩm tự nhiên để chữa bệnh vàng da và được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân vàng da. Nếu bạn uống hai ly nước mía với chanh và muối thường xuyên, nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình bình phục.
- Ngăn ngừa ung thư: Nước mía là thực phẩm có tính kiềm do chứa hàm lượng các khoáng chất như can-xi, ma-giê, kali, sắt và man-gan cao. Những căn bệnh như ung thư không thể phát triển trong môi trường có tính kiềm. Do đó, thức uống này có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
- Ngăn ngừa sỏi thận: Nước mía dưỡng ẩm cơ thể rất tốt, nó là một phương sản phẩm nhằm ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận. Đây là những bệnh thường hình thành do mất nước. Uống nước mía liên tục có thể ngăn ngừa việc này.
- Giải độc gan: Hàm lượng các chất chống ô-xy hóa trong nước mía giúp đánh bại các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng còn bảo vệ gan khỏi bị viêm và góp phần kiểm soát mức sắc tố da cam.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Sự hiện diện của kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày và được xem như một loại sản phẩm chữa trị táo bón hiệu nghiệm. Nước mía có thể phòng ngừa sâu răng và hạn chế hôi miệng.
- Giúp cơ thể phục hồi nhanh sau sốt: Nước mía được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người đang bị sốt. Trong quá trình sốt, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều protein. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước mía sẽ bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt.
- Ngừa mụn, đẹp da: Các loại a-xít alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) là dưỡng chất mang lại rất nhiều lợi ích cho da, giúp duy trì một làn da khỏe đẹp. Chúng có công dụng ngăn ngừa mụn, làm giảm các nốt mụn sưng tấy, ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm cho da.
Uống nước mía có tốt không? Những vấn đề cần lưu ý khi uống nước mía
Với những lợi ích nổi bật trên thì nhiều người biết được rằng việc uống nước mía sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nạp năng lượng cho cơ thể và góp phần ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Uống nước mía rất tốt tuy nhiên với điều kiện uống đúng cách còn không thì sẽ để lại những tác dụng ngược cực kỳ nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại tối kỵ đối với những đối tượng như: người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, đặc biệt người bị bệnh tiểu đường.
Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.
Những đây là những vấn đề mà bạn cần hết sức lưu ý:
- Không uống nước mía để lâu: Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, còn nước để lâu tốt nhất không nên dùng.
- Không uống khi đang dùng sản phẩm: Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại sản phẩm như sản phẩm bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại sản phẩm này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
- Không uống khi muốn giảm cân: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
- Không dùng nhiều khi mang thai: Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Mỗi loại thực phẩm đều có những mặc tốt mà mặc xấu, cái gì dùng vừa đủ thì tốt mà dùng quá liều thì cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ trên đây thì bạn phần nào giải đáp được thắc mắc uống nước mía nhiều có tốt không rồi nhé.